Chương 42: Nguyên Nhân Không Ngờ

Có một nữ cư sĩ hơn 60 tuổi đến bái kiến Hòa thượng, kể là bản thân mình mấy mươi năm nay luôn cảm thấy khó thở nơi ngực, nhưng đi bịnh viện khám vẫn không ra bịnh. Bà uống thuốc đồng tây y đủ hết nhưng không hiệu quả, khẳng định là trị không hết. Nghe sư phụ giảng Phật pháp, bà rất tin. Xin sư phụ quán sát giùm xem bản thân bà đã tạo nghiệp chi mà bị bịnh này?

Hòa thượng Diệu Pháp hỏi:

– Bà ngày trước ở nông thôn à?

– Dạ con vốn ở quê, sau này mới theo chồng chuyển lên thành phố.

Lúc bà còn ở dưới quê, trên mái nhà bếp có một tổ chim yến, bị bà chọt rớt phải không?

– Dạ phải. Tổ yến làm ở phía trên, rất dơ bẩn. Vì vậy con mới dùng cây chọt rớt xuống.

– Sau đó thế nào?

– Chim yến về thấy tổ biến mất, buồn rầu bay lên bay xuống quanh gian bếp, rồi lượn vòng vòng trước nhà kêu than rất lâu, sau đó không biết nó đi đâu.

Hòa thượng Diệu Pháp khai thị:

– Tất nhiên bà có thể dùng biện pháp ổn thỏa, thích hợp hơn để dời tổ yến, nhưng bà lại hành động thỏ bạo khiến chúng mất đi trú xứ, không nhà có thể về. Phật giáo luôn nói: “chúng sinh bình đẳng”, vì tính linh và tinh cảm loài vật không khác người. Hiện nay chẳng phải xã hội cũng đang đề xướng người và thiên nhiên sống chung hài hòa hay sao? Hành vi làm tim sinh linh đau đớn cũng là một trong các nguyên nhân khiến bà ngạt thở.

Nữ cư sĩ như bừng tính, gật gù nói phải. Sư phụ lại hỏi:



– Bà là người rất tiết kiệm, biết quý tiếc tài vật hễ đi trên đường mà gặp phế phẩm người khác ném bỏ thì lượm đem về tích trữ dồn cất cho nhiều rồi đem bán ve chai lấy tiền, có việc này chăng?

Nữ cư sĩ hỏi ngược lại:

– Con không hề trộm, đoạt của ai, chỉ lượm chút phế phẩm bán để kiếm thêm ít tiền, vậy mà… cũng có tội hay sao?

– Ta không nói -“có tội!” – Chiếu theo gia cảnh nhà bà, đời sống rất sung túc. Lẽ ra bà nên nhường những phế phẩm đó cho người bần cùng khốn khổ hơn lượm. Vì gia cảnh bà đã rất khấm khá mà còn đi làm vậy, đó là tâm tham. Người học Phật nên từ bi hỉ xả, phải nhớ điều này. Ta không hề kết tội mà chỉ khuyên bà hãy nhường cho kẻ nghèo, bà có hiểu ý ta nói chăng?

Nữ cư sĩ có vẻ xấu hổ đáp:

– Sư phụ nói rất đúng, con chỉ nghĩ đơn giản rằng “vật người khác ném bỏ, thì minh nhặt bán lấy tiền, không lượm là uổng phí, con chẳng nghĩ sâu xa như ngài. Từ nay con quyết không lượm nữa.

Hòa thượng mỉm cười:

– Lỗi bà phạm tuy nhỏ, nhưng làm chướng ngại sự tu hành thanh tịnh, vì vậy mà hô hấp chẳng thông. Hiện giờ bà cảm thấy tốt hơn chưa?

Nữ cư sĩ hiểu ra, có vẻ ngạc nhiên và vui mừng nói:

– Ôi chao, con thực đã khỏe nhiều rồi. Toàn thân đều thoải mái, hít thở dễ dàng lắm ạ.