Chương 1: Tai họa bất ngờ

Trong cái thế giới bao la và vô tận này, có rất nhiều câu chuyện khiến ta phải rớt lệ, đau xót cũng như kinh tởm, hoang mang và sợ hãi. Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây về cuộc đời của một cô gái trẻ, một bông hoa phủ nhung, sớm nở cũng chóng tàn, cho các bạn thấy được cái cuộc đời nó éo le như thế nào.

Chuyện được bắt đầu bằng một bản nhạc êm đềm, đơn sơ và tươi đẹp. Kiều Liên, một cô bé xinh đẹp có đôi mắt biếc, cô sống tại một nơi bao la là đồng lúa, là tiếng cười, là sự bình yên, là hạnh phúc gia đình. cô bé cười nhiều lắm, cô cười vì hạnh phúc, khi cô có một người cha luôn hết mực yêu thương vợ con, một người mẹ tần tảo, đảm đang luôn đặt gia đình lên trên hết. Cả gia đình họ cứ quấn quýt vui vẻ bên nhau mà sống, mặc cho cái nghèo, cái khổ cứ mãi bám víu lấy họ, buộc gia đình Kiều Liên phải ở trong một mái nhà tranh tồi tàn và cũ kỹ. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, như thế nào thì cô vẫn hạnh phúc vì gia đình mình. Cứ tưởng cuộc đời Kiều Liên sẽ mãi mãi yên bình và tươi đẹp như vậy, nhưng không! Đây mới là khúc dạo đầu cho một cuộc đời đầy rẫy là sự đau thương và chua xót của cô bé. Người ta nói hồng nhan thường bạc phận, vào một ngày định mệnh cuối hạ, khi cô đang hớn hở, chờ ba mẹ làm công việc đồng áng về sẽ mua cho cô cái bánh rán thơm ngon mà họ hứa lúc sáng thì một tai họa bất ngờ ập tới cuộc đời cô. Trưa hôm ấy bầu trời vốn bình yên bỗng trở lên điên cuồng và dữ tợn, những đám mây đen kéo tới, trút xuống bao nhiêu là mưa là sấm, là sét, xé toạc cả một màn đêm mù mịt, như muốn báo hiệu cho một điểm gở nào đó. Được một lúc thì trời cũng gần quang mây tạnh, chỉ lất phất một vài hạt mưa xa. Khi Kiều Liên đang vuốt ve chú chó cưng của mình thì ngoài cửa, thất thanh là một giọng hét của ai đó

– Kiều Liên ơi, Kiều Liên…

Thấy vậy, cô chạy vội ra ngoài cổng để mở cửa, thì thấy bà Năm, hàng xóm sát vách của nhà mình, mặt bà hốt hoảng, thấy cô,

Bà nói không ra lời:

– Cháu ơi, ba mẹ… cháu chết rồi!

Kiều Liên ngớ người, cô ngơ ngác hỏi lại:

– Dạ! Ba mẹ… mẹ mẹ cháu sao ạ!

Hai giọt nước mắt bà Năm rơi lúc nào bả không hay,

Bà hét lên:

– Ba mẹ mày bị sét đánh chết đen thui ở ngoài đồng làng rồi kia kìa!

Liên hốt hỏang, mặt cắt không còn giọt máu, nước mắt con bé trào ra như mưa, nó chạy, chạy thật nhanh ra ngoài đồng làng, vừa chạy Kiều Liên vừa đưa tay lau nước mắt

Nó hét lớn:

– Ba ơi, mẹ ơi, ba mẹ ơi…

Nó chạy như một con cún con, yếu ớt đang tìm mẹ vậy. Kiều Liên vấp ngã, quần áo cô lấm lem, cô bé mặc kệ không đoái hoài, trong đầu cô bây giờ chỉ có ba, có mẹ, có ba, có mẹ…

Chạy tới đồng làng, cô bé chết lặng khi thấy cảnh tượng của ba mẹ mình, họ… cháy đen thui, hai người nằm gần cạnh nhau ngay một gốc cây đa. Thôi thì có lẽ ông trời cũng muốn họ được sống chết cùng nhau, nhưng còn cái Kiều Liên? Nó còn quá bé để phải chịu sự bất công này, cô bé mới 13 tuổi, cảnh tượng ấy thật đau lòng làm sao, nó gào thét chạy tới ôm hai cái xác của ba của mẹ nó,

Nó đưa tay của má nên mặt nó để vuốt ve, khóc mếu máo:

– Kiều Liên ngoan mà, mẹ hứa mua bánh rán cho con mà, ba mẹ ơi… ba mẹ… ơi!

Người dân xung quanh đứng kín cả một khoảng đường, ai ai cũng xụt xịt mà rơm rớm nước mắt. Con bé khóc, nó la hét rồi dần dần mệt quá mà thϊếp cả đi, đâu đó văng vẳng tiếng cú mèo kêu nghe mà sầu cả người.

Hỡi cõi nhân gian, ai có thấu

Nước mắt xa lìa, “đấng sinh ta”

Nghìn năm, vạn khó gặp một kiếp

Xa Lìa nhân thế, nước mắt rơi!

Tuy gia đình Kiều Liên nghèo nhưng được cái, họ tốt bụng, hàng xóm ai ai cũng quý mến, thấy hoàn cảnh đáng thương ấy, họ cũng góp mỗi người một ít tiền để mua hai cái quan tài nhỏ và làm ma chay đưa ba mẹ con bé đến thế giới bên kia mà siêu thoát. Trong ngày tang ba mẹ, con bé chẳng nói chẳng rằng gì, trước mặt mọi người nó không khóc, nhưng thỉnh thoảng người ta lại thấy nó chạy vào buồng trong mà khóc thút thít. Nhìn cái bộ dạng nó thờ thẫn, như người mất hồn. Đôi mắt biếc đẫm lệ mà đau thương, chua xót, 13 tuổi mất cả ba lẫn mẹ, một bi kịch quá lớn. Ba mẹ con bé cũng mới chuyển về đây ở, nên chẳng ai biết họ hàng nhà họ cả, hỏi cái Kiều Liên thì nó cũng nhớ mang máng có có vài người, trong đám tang ấy cũng chỉ có mấy người họ hàng nhà cô bé đến còn lại đa phần là hàng xóm, ai ai cũng tiếc thương cho cái số phận của hai con người tốt bụng nhưng xấu số và đứa trẻ tội nghiệp. Xong xuôi đám tang, có hai người, một trai, một gái đưa Kiều Liên đi, đó là Lý Thông và Lành chú ruột và thím của con bé, họ làm nghề buôn bán phở trên phố huyện. Cứ tưởng được bắt đầu ở một nơi khấm khá hơn, được sống bên cùng những người ruột thịt, con bé sẽ vơi đi nỗi buồn mất mẹ, mất cha của mình, nhưng không! Đây mới là bắt đầu của một nỗi bất hạnh đến tột cùng, trời tờ mờ sáng, nhìn hình bóng của Kiều Liên đi khuất xa cánh đồng, một cánh cửa địa ngục trần gian được hiện ra, một bản nhạc sầu thương sắp được phát lên.