Chương 1: Người Mợ Xinh Đẹp (1)

Tôi sinh ra tại một thị trấn nhỏ phía Bắc, mặc dù sống ở gần thành phố song phần đông người dân quê tôi vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Cũng vì lẽ đó mà ông bà ngoại tôi đã sinh tận năm người con, thay vì chỉ một hoặc hai như phần đông cư dân nội thành. Biết sao được, ai bảo cả bốn đứa con đầu toàn bộ đều là con gái, phải đến lần sinh nở thứ năm thì bà ngoại tôi mới đẻ được một đứa con trai.

Trong bốn cô con gái, chỉ có mẹ tôi – người con thứ ba – thi đỗ vào trường đại học của tỉnh, nhưng lại một lần nữa, cũng bởi do quan niệm “nữ sanh ngoại tộc” của ông bà ngoại mà mẹ đành cam chịu thiệt, để tiết kiệm chi phí chỉ có thể lựa chọn một trường cao đẳng bình dân gần nhà.

Cậu tôi lại khác, đỗ hẳn vào một trường đại học danh tiếng ở Nam Kinh. Ông bà ngoại đã rất vui mừng, hết lòng ủng hộ cho cậu theo học tại ngôi trường xa xôi này, mặc dù mức chi phí bỏ ra cao hơn của mẹ tôi rất nhiều.

Cứ thế, dưới sự hậu thuẫn của ông bà, cậu tôi khăn gói vào Nam, mấy năm sau thì thuận lợi tốt nghiệp. Sau khi ra trường, cậu ở lại Nam Kinh làm công chức một thời gian ngắn trước khi chuyển sang kinh doanh rồi gặp gỡ và kết hôn với mợ tôi – một phụ nữ mảnh mai, duyên dáng đến từ Thượng Hải.

Lần đầu tiên tôi gặp mợ là tại lễ cưới của cậu, lúc đó tôi vẫn còn khá nhỏ. Trong ấn tượng của tôi thì cậu rất điển trai, vừa phong độ lại vừa phóng khoáng, còn mợ thì quyến rũ ngọt ngào, đẹp tựa tiên nga.

Đối với một cậu nhóc mới học năm thứ hai trung học thuở ấy, sự quan tâm của tôi dành cho phụ nữ chỉ dừng lại ở hai điểm: một là khuôn mặt, hai là ngực. Cũng như những thằng con trai miền Bắc khác, trong suy nghĩ của tôi thì khuôn mặt thanh tú và thân hình thướt tha thon gọn chính là hình mẫu lý tưởng của một người con gái phương Nam. Mà mợ tôi, bà lại có tất cả những điều đó – một vẻ đẹp Giang Nam đích thực.

Nghề nghiệp của mợ là giáo viên dạy tiếng Anh cấp hai. Tôi vẫn còn nhớ vào kỳ nghỉ hè trước và sau khi cậu mợ kết hôn, mợ đã dạy kèm tiếng Anh cho tôi trong thời gian bà rảnh rỗi.

Khách quan mà nói thì mợ dạy không hay, nhưng chả hiểu sao tôi lại rất thích học cùng với mợ. Có lẽ do mợ có chất giọng trong trẻo êm tai, nói tiếng phổ thông và trên cơ thể luôn toát ra một mùi hương quyến rũ lạ kỳ.

Đoạn ký ức ấy đã in sâu vào trong tâm trí tôi, khiến tôi không thể nào quên được, ám ảnh tới nỗi sau này khi lên đại học, tôi đã chọn vào một ngôi trường ở Thượng Hải xa xôi thay vì đến Bắc Kinh, nơi chỉ cách nhà hơn trăm cây số như các bạn cùng lớp. “Vẻ đẹp Giang Nam”, nó đã làm tôi xao xuyến ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Mọi người hay nói “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, thật không may điều đó cũng đúng với mợ.

Sau khi kết hôn được vài năm, gia đình cậu mợ tôi bắt đầu phát sinh lục đυ.c. Trong đó, gay gắt nhất là vấn đề con cái, việc mợ tôi chưa thể hoài thai dù lấy nhau đã lâu khiến cậu tôi vô cùng bực bội. Tội hơn cho mợ, ông bà ngoại tôi cũng rất đỗi phiền lòng, khá thường xuyên “nhắc nhở” chuyện sinh con.

Để chiều ý cậu, cũng là để ông bà ngoại được thỏa nguyện có cháu ẵm bồng, cực chẳng đã mợ tôi mới phải đồng ý tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Theo mẹ tôi kể thì quá trình thụ tinh khá gian nan, trải qua nhiều lần thất bại thì mợ mới hoài thai, cuối cùng sinh ra một đứa bé gái.

Những tưởng tới đây thì mọi chuyện đã êm xuôi, nhưng không, ông ngoại vẫn vô cùng bất mãn, nhất quyết đòi cậu tôi phải cố gắng sinh thêm cho kỳ được một thằng con trai để nối dõi tông đường.

Trước những đòi hỏi quá đáng của ông bà ngoại, mợ tôi đã rất khổ tâm. Trong suy nghĩ của một phụ nữ miền Nam như mợ, con gái hay con trai thì đều bình đẳng như nhau; lại nói, với đặc thù của nghề giáo viên, làm sao mợ có thể sinh thêm? Đó chẳng khác nào kêu mợ phải thôi dạy chính thức.

Cứ thế, mâu thuẫn ngày một tăng dần...